GIÁP TRỤ PHƯƠNG TÂY (GIÁP TRỤ CHÂU ÂU)
Giáp là trang bị bảo vệ các chiến binh thời trung cổ khi giao tranh trên mặt trận. Như hiện nay chúng ta không còn thấy giáp nữa, không hẳn là giáp không còn tồn tại, mà nó chỉ chuyển thể từ dạng này sang dạng khác. Những hình ảnh các cảnh binh, cảnh sát cơ động đều mặc áo chống đạn (Bullet Vest) nhằm bao vệ người mặc khỏi đạn bắn cũng là một loại giáp bảo vệ. Dân thể thao chơi võ và các môn mang tính gây sát thương vật lí cũng đều đeo đồ bảo hộ cũng là dạng giáp thông thường mỗi tội chúng nhẹ hơn, đơn giản hơn ít cầu kì như giáp trụ thời xưa.
Vì tính cầu kì của nó mà đem lại tính thẫm mỹ cao về hình thái. Hiện nay không còn sử dụng những bộ giáp trụ lớn nữa thay vào đó là nó chỉ là vật trưng bày tại gia hay các khu triển lãm. Vậy bạn đã biết được bao nhiêu bộ trên một bộ giáp trụ nhất định
Gíap trụ Phương Tây (Gíap Châu Âu) thường thấy nhiều nhất là các nước như Anh Pháp (Đọc lại những mẫu truyện sử thi như Vua Arthur, Hiệp sỹ Bàn tròn, Camelot, Cuộc thập tự chinh etc.) được chia làm 12 phần, mỗi phần đều có đặc tính và thiết kế riêng cho từng bộ phần với nhiều chất liệu khác nhau.
CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA GIÁP TRỤ PHƯƠNG TÂY
1. Giáp đùi (Ốp đùi trước và sau) nằm ở vị trí bắp đùi của người mặc, bảo vệ phần chân trên.
2. Giáp gối (Ốp gối trước) nằm dưới giáp đùi, giúp người mặc có thể quỳ trước mọi địa hình và bảo vệ đầu gối
3. Giáp ống chân (Ốp chân trước và sau) nằm dưới giáp bắp đùi và gối, bảo vệ phần ống khuyển người mặc
4. Gíap vai nằm giữa bả vai và bắp tay bảo vệ phần bắp tay và đôi khi cả vai người mặc
5. Gíap cùi chỏ (Ốp chỏ trc) nằm giữa bắp tay và ống tay, giúp người mặc chống cùi chỏ trước mọi địa hình
6. Gíap ngực (Ốp ngực trước và ốp lưng sau) là bộ phận chính của giáp trụ giúp bảo vệ phần ngực và lưng của người mặc
7. Giáp ống tay (giáp mu bàn tay, giáp bay tay và giáp ống bắp tay) nằm chắc với ống tay người mặc bảo về cả toàn bộ cánh tay từ bắp tới bàn tay)
8. Gíap đầu (Nón, mũ, tất cả các loại nón đội trên đầu) Như nón bảo hiểm, trang bị để bảo vệ phần đầu ngườ mặc
9. Lớp áo trong (Giáp da hoặc giáp lưới hoặc chỉ là áo lót trong) một số loại giáp người mặc còn trang bị một là giáp lưới mỏng bên trong 2 là áo da thú để tránh trường hợp cung tên bắn vào những kẻ hở của giáp khi mặc.
10. Gíap bàn chân (Mu bàn chân và bốt) có thể có hoặc không tùy theo ngừoi mặc giúp bảo vệ chân và mu bàn chân nhưng không bảo vệ phần đế giầy.
11. Gíap eo kết hợp với giáp thân và lưng nhưng cả 2 không gắn liền với nhau mà nằm tách rời riêng biệt giúp bảo vệ phần bụng và giúp người mặc dễ xoay người và gập người
12. Gíap cổ và bả vai: đi liền với giáp thân trước và sau là cầu nối gắn kết với giáp vai và bắp.
Vật liệu để tạo nên bộ giáp trụ: Thường là sắt là chủ yếu có khi là đồng, vàng và bạc tùy theo người mặc muốn gì. Vải da và một số vật liệu mặc trong .
Một số hình ảnh minh họa về giáp trụ châu âu (Hầu hết là Full Medium armor)