Nhân viên studio MAPPA “tố” Netflix trả công quá bèo!
Ngoài những lùm xùm về việc bóc lột sức lao động, mới đây một nhân viên của MAPPA đã lên tiếng rằng họ chỉ nhận được mức lương ở “đáy”. Chuyện gì đang xảy ra với MAPPA và ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản vậy?Mới đây, một animator (nghệ sĩ sản xuất phim hoạt hình) của MAPPA mang tên Ippei Ichii đã đăng tải một dòng tweet lên Twitter của mình vối nội dung úp mở như sau:
“Nhà sản xuất làm việc cho Netflix anime (được làm bởi MAPPA) đã đề nghị chi trả 3,800 yên mỗi đoạn cut ngắn. Giá trung bình hiền tại cho một đoạn cut trên TV series là từ 3,800 đến 7,000 yên, nên nếu chấp nhận đề nghị này, giá chi trả cho các animator sẽ giảm xuống.Tôi cho rằng, giá thích hợp nhất lên từ 15,000 yên hoặc hơn.Để tránh hiểu nhầm, vấn đề của tôi là đối với Netflix và mức giá của họ. Đấy thật sự là một vấn đề khi họ ra giá thấp như vậy. Có khả năng…giá còn thấp hơn một TV series.”
Ngay lập tức, dòng chia sẻ của Ippei đã khiến rất nhiều khán giả tỏ ra bất bình với Netflix. Rất nhiều ý kiến cho rằng số tiền Netflix đầu tư đang bóp chết những nhà sáng tạo hoạt hình tại Nhật Bản. Một số khác chỉ ra rằng chất lượng anime của MAPPA đều rất tốt và việc trả mức giá kia là quá bất hợp lý. Không ít animator khác cũng vào bình luận và tỏ vẻ bất bình.
Một vài khán giả cũng đạt ra sự hoài nghi rằng các studio khác làm anime cho Netflix cũng chịu cảnh tương tự nên mới có chuyện anime bị thực hiện thiếu chỉn chu (Shuumatsu No Valkyrie) hoặc hoãn lên sóng Netflix (Godzilla: S.P).
Câu chuyện trên cũng dấy lên không ít sự phẫn nộ dành cho MAPPA, nhất là khi studio này dạo gần đây đang là tâm điểm của câu chuyện “bóc lột sức lao động của nhân viên”. Vào tháng 5, một nhà làm phim hoạt hình tự do đã nói rằng rằng anh rời MAPPA do điều kiện làm việc “giống như nhà máy”. Anh chỉ trích quyết định của MAPPA khi làm việc trên bốn chương trình cùng một lúc thay vì đào tạo đội ngũ của mình một cách thích hợp và còn nói thêm rằng, “Theo như tôi có thể nói, khoảng 80% nhân viên đã tương tự. khiếu nại vào thời điểm đó. “
Việc những bài đăng “bốc phốt” liên tục xuất hiện cho thấy các nhân viên/nghệ sĩ sản xuất phim hoạt hình đang bị chèn ép rất nhiều bởi cả studio lẫn nhà phát hành. Trong tương lai gần, nhất là khi ngành công nghiệp anime Nhật Bản đang ngày một phát triển, chính phủ Nhật Bản cần có những chủ trương, quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Về phía các studio, họ cũng cần phải trao đổi và đưa ra những thỏa thuận hợp lý hơn để bảo vệ nhân viên của mình thay vì quá chú trọng quyền lợi trước mắt.