Công ty nghiên cứu tài chính Teikoku Databank đã công bố một báo cáo về ngành công nghiệp anime trong năm 2020 vào ngày 2 tháng 8. Báo cáo lưu ý rằng doanh thu của ngành công nghiệp anime (dựa trên doanh thu từ 300 công ty) lên tới 251,081 tỷ yên (khoảng 2,29 tỷ đô la Mỹ), thấp hơn 1,8%. so với mức cao kỷ lục của năm 2019 là 255,7 tỷ yên (khoảng 2,33 tỷ USD). Đây là lần đầu tiên ngành công nghiệp anime bị sụt giảm doanh thu trong vòng 10 năm qua, bắt đầu từ giai đoạn tăng trưởng vào năm 2011.

Doanh thu trung bình của một công ty sản xuất anime trong năm 2020 là 831 triệu yên (khoảng 7,6 triệu đô la Mỹ), lần đầu tiên con số doanh thu này giảm so với năm trước kể từ năm 2017.

Báo cáo lưu ý doanh thu của ngành công nghiệp giảm một phần là do lịch trình sản xuất bị trì hoãn và ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19. Việc tăng chi phí, bao gồm cả chi phí do phải thuê ngoài nhiều hơn, cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhiều công ty sản xuất.

Công việc thuê ngoài và hợp đồng chính lên tới 1,695 tỷ yên (khoảng 15,4 triệu đô la Mỹ), cao hơn khoảng 20 triệu yên so với năm trước. Mặc dù con số này đã tăng năm thứ tư liên tiếp, nhưng tốc độ tăng là nhỏ nhất trong vòng bốn năm qua. Tỷ lệ công ty có doanh thu tăng là 31,6%, trong khi tỷ lệ công ty giảm doanh thu là 48,2%.

Đối với các studio chuyên thực hiện các tác phẩm anime theo hợp đồng phụ, doanh thu trung bình năm 2020 là 308 triệu yên (khoảng 2,81 triệu đô la Mỹ), giảm khoảng sáu triệu yên so với năm 2019. Báo cáo cho rằng doanh thu giảm do chi phí thuê ngoài cao hơn do thiếu nhân công cũng như ảnh hưởng của COVID-19. Hơn 70% các studio chuyên biệt bị ảnh hưởng tiêu cực, với 48,9% số công ty bị giảm doanh thu, tỷ lệ lớn nhất trong số các công ty báo cáo doanh số giảm trong 10 năm qua.

Trong số 300 công ty sản xuất anime được khảo sát, 109 công ty báo cáo doanh thu dưới 100 triệu yên. Ngoài ra, 73 công ty báo cáo doanh thu dưới 300 triệu yên, 31 công ty báo cáo dưới 500 triệu yên, 42 trong số đó báo cáo dưới 1 tỷ yên và 45 công ty có doanh thu trên 1 tỷ yên. Trong số 300 công ty được khảo sát, 96 công ty báo cáo có từ 5 nhân viên trở xuống, 94 công ty niêm yết dưới 20 nhân viên, 60 công ty báo cáo ít hơn 50 nhân viên, 28 công ty có ít hơn 100 nhân viên và 22 công ty có hơn 100 nhân viên.

Có đến 68 trong số các công ty đã thực hiện giao dịch với các công ty nước ngoài thông qua hợp đồng gia công hoặc sản xuất vào năm 2020, chiếm hơn 20% tổng số. Con số này tăng cùng với sự phổ biến ngày càng tăng của anime trên toàn thế giới. Phần lớn các giao dịch được thực hiện với Trung Quốc (36 công ty), nhưng 15 công ty báo cáo giao dịch với Hàn Quốc và 14 công ty báo cáo giao dịch với Hoa Kỳ. Báo cáo lưu ý rằng các dịch vụ bên ngoài Nhật Bản như Netflix, Tencent và bilibili đang gia tăng sự quan tâm của họ đối với các công ty sản xuất anime ở Nhật Bản.

Theo báo cáo, Trung Quốc đang bắt kịp Nhật Bản về sản xuất phim hoạt hình do nước này sử dụng nhiều kỹ thuật sản xuất hoạt hình chất lượng cao và trang thiết bị tiên tiến. Báo cáo cảnh báo rằng Nhật Bản phải khẩn trương đầu tư vào nhân tài, công nghệ và nâng cao khả năng sản xuất nếu không muốn bị Trung Quốc vượt mặt trong vài năm tới.

Báo cáo của Teikoku Databank cũng cho biết các tựa game mang phong cách anime của Trung Quốc đang dần bắt kịp Nhật Bản trong năm 2020, nhất là một số tựa game trên smartphone. Việc các công ty Trung Quốc ngày càng tạo ra những tựa game chất lượng, có doanh thu khổng lồ ví dụ như Genshin Impact của miHoYo trong khi game anime do Nhật Bản sản xuất đang có dấu hiệu thụt lùi càng khiến cho khoảng cách này ngày một thu hẹp dần