Theo tờ Mainichi Shimbun của Nhật Bản đã đưa tin, cơ quan Văn hóa của Nhật Bản đã ra lệnh cấm các trang web có chứa nội dung vi phạm bản quyền cũng như hoạt động cung cấp các liên kết (link) có nội dung vi phạm. Cơ quan này còn dự kiến sẽ đệ trình những thay đổi trong Luật bản quyền vào phiên họp thường kỳ của Nghị viện vào năm 2019.web-vi-phạm-bản-quyền-otb.news_

Cũng theo lệnh cấm này, chủ sở hữu của các trang web có chứa nội dung vi phạm bản quyền sẽ bị buộc phải xóa bỏ nội dung đã đăng tải cùng các link liên quan, thậm chí đóng cửa vĩnh viễn trang web. Người sở hữu trang web dù biết đến sự xuất hiện của các link xấu ở web của mình nhưng không tiến hành loại bỏ, ngăn chặn cũng sẽ bị phạt từ 3 đến 5 năm tù giam.web-vi-phạm-bản-quyền-otb.news_.jpg-1-780x405

Vào tháng 10 năm ngoái, cảnh sát Nhật Bản đã tiến hành bắt giữ 6 nghi phạm đã vi phạm Luật bản quyền hoạt động trên trang web “Haruka Yume no Ato” (ảnh dưới) – một trong những trang web lớn tại Nhật. Dù trang web không trực tiếp vi phạm Luật bản quyền tại thời điểm truy tố, nhưng quản lý của trang web vẫn bị bắt giam do đã phân phối nội dung vi phạm bản quyền cho các trang web cung cấp liên kết. Hiệp hội bản quyền phần mềm máy tính đã ước tính được trang web “Haruka Yume no Ato” đã làm thiệt hại khoảng 73.1 tỷ Yên (khoảng hơn 15 ngàn tỷ VNĐ) doanh thu của các sản phẩm bản quyền trên thị trường.as

Theo báo cáo của Mainichi Shimbun, vào tháng 04 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã dự kiến sẽ đệ trình một danh sách các trang web vi phạm lên Nghị viện. Cũng trong cùng tháng, chính phủ đã yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ internet chủ động chặn các trang web chứa nội dung vi phạm. Họ còn cho hay, dự định sắp tới là sẽ mở rộng đạo luật để tiến đến ngăn chặn nhiều trang web vi phạm hơn vào năm 2019. Nippon Telegraph và Telephone Corporation (viết tắt là NTT) đã tiến hành chặn 3 trang web thuộc diện vi phạm theo nội dung của Luật bản quyền. Tuy nhiên, một luật sư đến từ Saitama đã gửi đơn kiện công ty, vì ông cho rằng các công ty này đang vi phạm Luật kinh doanh viễn thông, ông lập luận: “Một công ty viễn thông không chặn hay kiểm duyệt các hoạt động viễn thông (của phía mà mình đã cung cấp dịch vụ)”.Capture

Chính phủ Nhật còn dự định sẽ xem xét đến các tranh cãi gây thiệt hại đến quyền lợi của các nhà sáng tạo và nhà xuất bản, cũng như những trang web có chứa các “quảng cáo độc hại” theo Luật hình sự của Nhật Bản. Hiệp hội phân phối nội địa Nhật Bản (viết tắt là CODA) vừa qua cũng đã cho hay, từ giữa tháng 09 năm 2017 đến tháng 02 năm nay, con số thiệt hại đã lên đến 400 tỷ Yên (khoảng hơn 83 nghìn tỷ VNĐ) chỉ mới tính riêng ngành xuất bản của Nhật.

Theo AnimeNews