Như đã đăng tin, các nhà hoạt động nữ quyền của Tổ chức Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ của Liên Hợp Quốc (UN Women) đã phẫn nộ với thời báo tài chính Nhật Bản Nikkei vì việc họ xuất bản một quảng cáo cho manga Getsuyoubi no Tawawa, mô tả điều này là “không thể chấp nhận được”, “một sự xúc phạm đến phụ nữ” mặc dù đây chỉ là một quảng cáo bình thường liên quan đến một nhân vật tưởng tượng.

Và đồng hành cùng với các otaku ở Nhật Bản, các chính trị gia ở Nhật Bản đã lên tiếng bảo vệ manga Getsuyoubi to Tawawa. Một số chính trị gia thậm chí mua luôn manga Getsuyoubi no Tawawa và khoe lên Twitter nhằm ủng hộ tự do ngôn luận trong vấn đến sáng tạo và quảng bá manga. Họ cho rằng những nhà nữ quyền trong Ủy ban Phụ nữ của Liên Hợp Quốc đã rơi vào một cuộc tranh cãi ngớ ngẩn về bình đẳng giới.

Như trong hình, Hạ nghị sĩ Fujisue Kenzo của Hạ viện Nhật Bản đã chia sẻ một bức ảnh của chính ông cùng với hai tập của manga Getsuyoubi no Tawawa trên Twitter, cùng với thông điệp “Đã mua”. Hạ nghị sĩ Fujisue Kenzo trước đây rất được lòng các otaku Nhật Bản và quốc tế khi ông cho biết sẽ cùng với các chính trị gia tại Quốc hội Nhật Bản bảo vệ quyền tự do sáng tạo manga & anime trước làn sóng đòi kiểm duyệt từ các tổ chức chính trị Phương Tây. Tương tự như Hạ nghị sĩ Fujisue Kenzo là Satoshi Hamada, thành viên của Hạ viện Nhật Bản, đã chia sẻ một dòng tweet tương tự.

Mangaka nổi tiếng là Ken Akamatsu cũng đã có những bình luận về vụ việc. Tác giả Akamatsu ví những lời chỉ trích từ tổ chức bình đẳng giới toàn cầu UN Women là “áp lực từ bên ngoài” nhằm điều chỉnh “quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là đối với manga, anime và game” của Nhật Bản và áp lực đó không phải là mới. Ông nói rõ thêm rằng các quy định như vậy cần được tiếp cận một cách hợp lý và không được tuân theo chỉ vì một cá nhân hay tổ chức bên ngoài đang yêu cầu nó. Định nghĩa của Akamatsu về “áp lực bên ngoài” không nhất thiết có nghĩa là “bên ngoài Nhật Bản”. Trước đó, tác giả Akamatsu đã viết một bài đăng vào ngày 16 tháng 4 và tuyên bố các quy định về bình đẳng giới mà UN Women nêu khi chỉ trích manga Getsuyoubi no Tawawa là “không có cơ sở hợp lý”.

Sau sự đáp trả mạnh mẽ từ các chính trị gia Nhật Bản và các mangaka cũng như dư luận Nhật Bản, Ủy ban Phụ nữ Liên Hợp Quốc vẫn chưa có bình luận chính thức nào và có vẻ họ muốn rút lui sau khi bị “phản công” dữ dội như vậy.