Tờ báo tài chính hàng đầu thế giới, The Nikkei, đã đăng một trang quảng cáo cho manga Getsuyoubi no Tawawa vào ngày 4 tháng 4, thu hút sự chú ý từ các nhà nữ quyền tại Tổ chức Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ của Liên Hợp Quốc (UN Women). Tổ chức đã gửi một lá thư cho Nikkei yêu cầu làm rõ đằng sau quảng cáo ” Nhục Dục Hóa Phụ Nữ” này.

Tạp chí Weekly Young đã chia sẻ một bình luận với Comic Natalie rằng ngày 4 tháng 4 là ngày thứ Hai đầu tiên trong năm để tuyển việc làm. Mục đích của quảng cáo toàn trang trên báo Nihon Keizai Shimbun là “để đánh bay sự lo lắng của các ứng viên và làm cho họ cảm thấy tốt hơn” khi đi xin việc.

Quảng cáo được đề cập bị coi là quá “xúc phạm” và “có hại cho phụ nữ”, với sự xuất hiện của nhân vật nữ chính Ai và dòng chú thích: “Chúc bạn một tuần tuyệt vời”.

Sự phản đối của Ủy ban Phụ nữ Liên Hợp Quốc được so sánh với các sự cố trước đây khi các nhà nữ quyền Nhật Bản phàn nàn về series Love Live! Sunshine!! và anime Uzaki-chan, cho rằng các nhà sản xuất đang “khiêu dâm hóa hình ảnh nữ sinh”.

Getsuyoubi no Tawawa là một bộ manga 18+ với rất nhiều tình huống gợi cảm, nhưng bản thân quảng cáo trên báo Nikkei không hề có sự “gợi dục hóa” nào.

Các tweet cho bài báo kể từ đó đã tích lũy được hơn 4.000 tweet trích dẫn với nhiều ý kiến ​​khác nhau về vấn đề này:

  • “Quảng cáo Getsuyoubi no Tawawa đang khiến các nhà hoạt động nữ quyền trên Twitter kêu gào về việc bóc lột tình dục. Tôi đang tự hỏi vấn đề ở đâu, nhưng có lẽ họ tức giận về bìa sách ở phía dưới bên trái”
  • “Mọi người đang tức giận về điều này? Nhưng tại sao? Quảng cáo này sẽ khiến một số người cảm thấy tốt hơn. Quyền tự do ngôn luận nên được ưu tiên hơn cảm xúc cá nhân. Đó là tất cả”.
  • “Tôi chắc chắn rằng quảng cáo này không hề mang tính khêu gợi hình ảnh nữ sinh. Có lẽ những nhà hoạt động phụ nữ của LHQ nên quan tâm nhiều hơn đến onlyfans bên Mỹ hơn là một trang quảng cáo ở tận Nhật Bản”
  • “Lần gần nhất mà tôi nghe đến từ Liên Hợp Quốc là khi họ ngoảnh mặt làm ngơ để cho quân đội Mỹ ném bom vào những đất nước có chủ quyền như Iraq hay Lybia
  • “Có nhiều đường dây buôn bán phụ nữ và trẻ em phi pháp vẫn chưa được Liên Hợp Quốc quan tâm đúng mức và họ dành thời gian để tức giận vì một quảng cáo manga vô hại. Thật hài hước
  • “Các trang web khiêu dâm ở Châu Âu và Mỹ có đầy rẫy hình ảnh phụ nữ nhưng vẫn được hoạt động công khai còn quảng cáo một cô nữ sinh tưởng tượng trong manga thì lại bị lên án cơ đấy. WOW!!!

Hơn nữa, người dùng Twitter @1chan_nobit đã thực hiện một cuộc khảo sát thông qua một công ty nghiên cứu hỏi 100 phụ nữ ở độ tuổi thanh thiếu niên và 20 tuổi về ý kiến ​​của họ đối với quảng cáo Getsuyoubi no Tawawa được đăng trên báo Nikkei vào ngày 4 tháng 4. Biểu đồ cho thấy hầu hết cả hai nhóm tuổi đều không bị quảng cáo xúc phạm, bao gồm 84% thanh thiếu niên (khoảng 15 tuổi) và 80% phụ nữ ở độ tuổi 20.

Kae Ishikawa, giám đốc chi nhánh Nhật Bản của UN Women, giải thích trong một bài báo phỏng vấn của HuffPost Japan rằng Nikkei đã vi phạm các thỏa thuận của mình trong khuôn khổ “Liên minh không theo khuôn mẫu”, một sáng kiến ​​được thực hiện nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong quảng cáo.

Trong khi Nikkei vẫn chưa đưa ra tuyên bố về vấn đề này, cuộc tranh cãi về Getsuyoubi no Tawawa vẫn tiếp tục ở Nhật Bản, khi một người dùng Twitter khác chỉ ra rằng cuộc phỏng vấn của HuffPost gần đây đã bị chỉnh sửa.

Trước khi chỉnh sửa, bài báo mô tả manga là một tác phẩm có “nhiều hành vi quấy rối tình dục”, nhưng bản sửa đổi mới cho rằng tác phẩm có “lạm dụng tình dục đối với các nữ sinh trung học”. Việc này được cho là nhằm hạ thấp uy tín của báo Nikkei.

Nhiều chuyên gia về lĩnh vực manga cho rằng mục đích của việc này không gì hơn là để các lực lượng chính trị thiên tả lẫn nữ quyền ở Phương Tây kiểm soát chặt chẽ manga và anime theo trật tự mà họ muốn. Như những gì mà họ đã làm với phim ảnh Hollywood và ngành công nghiệp game ở Mỹ & Châu Âu.