Sau những nỗ lực nhằm “chấn chỉnh” nội dung của manga và anime Nhật Bản không thành công trong thời gian qua, truyền thông Phương Tây mới đây lại có một bài viết mới nhằm xuyên tạc nội dung của manga và lần này nó đến từ trang báo Screen Rant.

Trang Screen Rant vừa qua đã đăng lên Twitter một bài báo với tiêu đề: “Manga luôn mang tính chính trị. Các độc giả phương Tây chưa bao giờ nhận ra điều đó”. Tuy vậy, đông đảo fan manga đã chỉ trích nội dung bài báo và cho rằng điều này xuyên tạc ý nghĩa của manga Nhật Bản, khi manga chưa bao giờ thúc đẩy một phong trào chính trị hoặc mang tính giáo điều với độc giả.

Các fan manga cho rằng đây chỉ là một chiêu trò mới từ giới truyền thông Phương Tây nhằm chính trị hóa nội dung giải trí, sau những gì họ đã làm với phim ảnh Hollywood, truyện tranh siêu anh hùng và video game. Ví dụ như một bộ phim hoạt hình ở Phương Tây có thể biến đổi nội dung thành một trò đùa để nói về vấn đề “nam tính độc hại” hoặc cố gắng nhồi nhét những từ ngữ chính trị một cách cố ý để xuyên tạc về văn hóa hay chủng tộc. ( Ví dụ: Cowboy Bebop Live Action, The Witch Movie)

Manga đã được biết đến rộng rãi với nhiều nội dung khác nhau, và đôi lúc gợi ý về chủ đề chính trị, nhưng các nhà phê bình chỉ ra rằng manga khác với nhiều đầu truyện tranh Phương Tây hiện nay vì manga thường không đưa ra chủ đề một cách phiến diện (và gây nhạy cảm với độc giả), qua đó không làm giảm giá trị giải trí.

Bài báo của trang Screen Rant đến nay đã thất bại khi không thể làm thay đổi suy nghĩ của đông đảo độc giả manga ở Phương Tây, nhưng các fan manga cho rằng cánh truyền thông Phương Tây vẫn chưa từ bỏ ý định trói buộc nội dung chính trị vào manga, nhất là khi manga Nhật Bản hiện nay trở thành một trong những phương thức giải trí chủ đạo của giới trẻ Châu Âu & Mỹ, sau khi họ quá chán ngán với truyện tranh Phương Tây bị lồng ghép chính trị quá nhiều.

Phong trào “chính trị hóa” nội dung manga cũng lan tới Nhật Bản trong năm 2021 khi nhiều tổ chức cánh tả và nữ quyền ở Nhật kêu gọi thay đổi nội dung hoặc cấm xuất bản một số bộ manga trong quá khứ. Tuy nhiên điều này đã không thành công khi đảng cầm quyền hiện nay của chính trường Nhật Bản là Đảng Dân chủ Tự do (LDP) nhiều lần tuyên bố đứng về phía độc giả và các mangaka trong việc ủng hộ quyền tự do sáng tạo trong manga và anime. Việc các mangaka và các nhà sản xuất anime nổi tiếng như Ken Akamatsu, Eiichiro Oda hay Gen Urobuchi tham gia vào các cuộc thảo luận về luật pháp trên chính trường Nhật Bản càng khiến cho quyền tự do sáng tạo và tự do ngôn luận trong manga/anime được đảm bảo.

[Theo Reddit & Twitter]